Nội dung
Lỗi 404 là một trong những lỗi rất phổ biến và mang đến nhiều phiền toái cho người dùng và làm giảm thứ hạng của website. Vậy lỗi 404 là gì? Có những công cụ nào có thể giúp SEOer khắc phục lỗi 404? Cùng Minh Dương Ads tìm hiểu ngay tại nội dung bài viết dưới đây.
Lỗi 404 là một mã lỗi HTTP phổ biến mà bạn thường gặp khi truy cập một trang web. Lỗi này xuất hiện khi trình duyệt web hoặc máy chủ web không thể tìm thấy trang web hoặc tài nguyên được yêu cầu. Lỗi 404 thường xuất hiện với thông báo “404 Not Found” hoặc “The requested URL was not found on this server.”
Dù có nhiều nguyên nhân, lỗi 404 mang đến những trải nghiệm không tốt cho người dùng
Lỗi 404 có thể có nguyên nhân từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Một trong những nguyên nhân chính gây ra lỗi 404 là khi URL của một trang web thay đổi hoặc bị di chuyển sang một vị trí khác mà máy chủ web không thể tìm thấy. Điều này có thể xảy ra khi bạn cập nhật cấu trúc URL của trang web hoặc di chuyển tài nguyên.
mod_rewrite là một mô-đun trong máy chủ web Apache cho phép bạn thực hiện chuyển hướng URL và tạo các quy tắc tùy chỉnh cho định dạng URL. Nếu có lỗi trong việc cấu hình và sử dụng mod_rewrite, nó có thể gây ra lỗi 404 khi cố gắng truy cập trang web.
Lỗi 404 cũng có thể xuất phát từ việc tạo mã nguồn trang web không đúng cách. Nếu bạn không xử lý yêu cầu URL không tồn tại một cách đúng, máy chủ có thể trả về lỗi 404. Lỗi này thường xuất hiện trên các website lâu đời và còn hạn chế về tính năng.
Liên kết hỏng là một trong những nguyên nhân rất phổ biến, thường xảy ra do một vài lỗi khiến dữ liêu trang bị mất. Nếu một trang web hoặc trang liên kết đến trang web của bạn chứa liên kết hỏng (link bị sai hoặc không tồn tại), người dùng sẽ gặp lỗi 404 khi nhấp vào liên kết đó.
Lỗi 404 có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến SEO của trang web.
Những vấn đề website phải đối mặt khi có quá nhiều lỗi 404 không được khắc phục là:
Nếu các trang của trang web của bạn thường xuyên trả về lỗi 404 cho người dùng hoặc các robots tìm kiếm, điều này có thể dẫn đến sự thất vọng của người dùng và có thể khiến các trang của bạn không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm (SERP). Google và các công cụ tìm kiếm khác có thể loại bỏ các trang bị lỗi 404 khỏi chỉ số của họ, gây mất thứ hạng website.
Nếu có các liên kết trỏ về các URL bị lỗi 404, giá trị liên kết (link juice) từ các trang ngoại trên sẽ bị mất. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự thăng hạng của các trang khác trên trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm.
Khi người dùng truy cập vào trang bị 404, họ sẽ không tìm được những nội dung mà mình cần và rời bỏ website. Điều này làm giảm time on site cũng như sự hài lòng của người dùng, gây ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm trên trang.
Google hay các công cụ máy tìm kiếm nói trung được xây dựng để phục vụ người dùng. Khi trang bị 404 nghĩa là nó không còn mang lại giá trị cho người dùng và các Bot của máy tìm kiếm sẽ loại bỏ nó khỏi kết quả trả về. Khi có nhiều trang cùng bị 404 trên website nhưng không được khắc phục, rất có khả năng nó sẽ bị robot tìm kiếm không index nữa.
Để kiểm tra lỗi 404 trên website của bạn, có rất nhiều công cụ khác nhau và điều tuyệt vời là chúng đều miễn phí hoặc cho phép dùng thử với đầy đủ tính năng.
Các công cụ mà bạn nên thử bao gồm:
Đây là một công cụ SEO phổ biến có tính năng kiểm tra lỗi 404 và nhiều tính năng khác. Có phiên bản miễn phí với giới hạn về số lượng trang, và phiên bản trả phí mở rộng tính năng. Screaming frog được rất nhiều người yêu thích bởi giao diện dễ dùng và tiêu tốn rất ít dung lượng.
LinkChecker là một công cụ miễn phí và mã nguồn mở, có sẵn trên nhiều hệ điều hành, giúp kiểm tra liên kết và tìm lỗi 404 trên trang web của bạn. Tương tự như Screaming frog, công cụ này cũng có bản trả phí với nhiều tính năng đa dạng hơn, phục vụ cho những người sử dụng chuyên sâu.
Google Search Console là một công cụ miễn phí của Google, cho phép bạn kiểm tra các lỗi trang trên trang web của bạn, bao gồm các lỗi 404. Nó cũng cung cấp thông tin về cách Googlebot quét và lập chỉ mục trang web của bạn.
Internet Marketing Ninjas cung cấp một công cụ trực tuyến miễn phí để kiểm tra lỗi 404. Bạn chỉ cần nhập URL của trang web và công cụ sẽ quét trang web để tìm các lỗi. Các hoạt động hoàn toàn tự động và không cần tốn quá nhiều công sức. Sau khi phần mềm quét xong sẽ cho bạn một kết quả đầy đủ với những thông tin chi tiết về các liên kết đang gặp lỗi 404.
Xenu’s Link Sleuth là một công cụ kiểm tra liên kết miễn phí dành cho máy tính chạy hệ điều hành Windows. Công cụ này được phát triển bởi Tilman Hausherr và được sử dụng rộng rãi để kiểm tra các liên kết trên trang web và báo cáo về các lỗi, bao gồm các liên kết hỏng (lỗi 404).
Hãy tìm cách khắc phục lỗi 404 sớm nhất có thể để hạn chế những ảnh hưởng tới website
Để khắc phục lỗi 404 Not Found hiệu quả và nhanh chóng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Đây là bước đầu tiên và đơn giản nhất khi bạn gặp lỗi 404 trên trang. Hãy thử tải lại trang web bằng cách nhấn nút F5 trên bàn phím hoặc bấm vào biểu tượng làm mới trang trên trình duyệt của bạn. Điều này giúp trang web cố gắng tải lại nội dung, tuy nhiên nó chỉ hữu hiệu với những trường hợp lỗi do đường truyền mạng kém.
Nếu bạn nghi ngờ rằng lỗi 404 có thể liên quan đến cache trình duyệt, hãy thử xóa cache. Trình duyệt của bạn lưu trữ các phiên bản trước đó của trang web để tải nhanh hơn. Bạn có thể xóa cache trong cài đặt trình duyệt hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Shift + Delete (hoặc Command + Shift + Delete trên Mac).
Hãy kiểm tra kỹ xem URL bạn đã nhập có chính xác không. Đôi khi sự thay đổi link trong 1 số chỉnh sửa website có thể gây ra lỗi 404. Hãy chắc chắn rằng liên kết của bạn vẫn đang cố định và không có bất cứ thay đổi nào.
Nếu bạn đã chắc chắn URL bạn nhập là chính xác, thử sửa lại URL nếu bạn nghi ngờ rằng trang web đã thay đổi URL. Điều này có thể xảy ra nếu trang web được cập nhật hoặc di chuyển tài nguyên.
Nếu bạn gặp lỗi 404 khi truy cập vào một trang web cụ thể, có thể vấn đề nằm ở máy chủ DNS của bạn. Hãy thử thay đổi máy chủ DNS của bạn sang một máy chủ khác và thử truy cập lại vào liên kết bị 404.
Bạn có thể sử dụng tính năng “Cached” của Google để xem phiên bản trang web lưu trữ trên bộ nhớ cache của Google. Điều này có thể giúp bạn truy cập nội dung trang web nếu nó tạm thời không khả dụng trên máy chủ nguồn và tìm ra nguyên nhân gây lỗi.
Nếu trang của bạn đang đã thay đổi địa chỉ URL, hãy sử dụng các phương pháp điều hướng URL cũ đến các URL đã chỉnh sửa. Điều này sẽ giúp khắc phục lỗi 404 là giúp kết quả SEO được giữ vững. Tuy nhiên, hãy có một kế hoạch chuyển hướng trang chi tiết để tránh việc điều hướng nhầm.
Nếu trang bạn đang cố truy cập nằm trong một thư mục, thử truy cập vào các thư mục con hoặc thư mục cha của nó để kiểm tra xem liệu trang web có tồn tại ở đó hay không.
Nếu bạn vẫn không thể khắc phục lỗi 404, hãy liên hệ với người quản trị hoặc hỗ trợ kỹ thuật của trang web để họ có thể giúp bạn tìm hiểu vấn đề và sửa lỗi.
Trong trường hợp các trang web sử dụng hệ thống quản lý nội dung WordPress, có sẵn một loạt các plugin cho phép bạn tùy chỉnh trang 404 một cách dễ dàng mà không cần có kiến thức kỹ thuật đặc biệt.
Ngoài ra, bạn có thể xem xét các plugin khác dành cho trang 404 trên WordPress, hoặc tạo trang 404 thủ công bằng cách thực hiện các bước sau:
Một thiết kế trang 404 thú vị chắc chắn luôn tuyệt hơn một màn hình tráng với những câu báo lỗi đơn điều phải không nào?
Sử dụng các phương pháp trên, bạn sẽ có một trang 404 cơ bản sẵn sàng. Tuy nhiên, để tạo trang 404 tốt nhất, bạn nên xem xét những điểm sau:
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc lỗi 404 là gì và những công cụ để khắc phục tình trạng này. Nếu bạn vẫn gặp những khó khăn khi khắc phục lỗi 404 hay SEO website của mình, hãy liên hệ ngay với đội ngũ Minh Dương Ads để được hỗ trợ tốt nhất.
CHÚNG TÔI PHÁT TRIỂN CÙNG VỚI THÀNH CÔNG CỦA KHÁCH HÀNG, HƯỚNG DẪN TẬN TÌNH, GIÚP ĐỠ CHU ĐÁO
Thiết kế bởi MinhDuongADS.Com