Bước 4. Hiểu rõ khách hàng tiềm năng của mình
Hiệu ứng viral khó có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa với tất cả mọi người. Để “châm ngòi” cho hiệu ứng lan truyền thì trước tiên bạn cần xác định chiến dịch quảng cáo này hướng tới ai, bộ phận lứa tuổi nào, truyền tải giá trị thông điệp gì.
Họ thấy gì từ quảng cáo của bạn?
Có phải họ đang muốn một thông tin gì đó hấp dẫn, tò mò?
Họ đang cười khi đọc bài viết của bạn?
Họ đang muốn mọi người xung quanh họ đánh giá họ là một người hiểu biết, thông minh, hài hước?
Bạn sẽ đi rất xa với chiến dịch quảng cáo của mình khi bạn hiểu được khách hàng tiềm năng của bạn. Yếu tố “châm ngòi”, phân tích ở nội dung, người dùng khiến bạn dễ dàng tiếp cận đến khách hàng tiềm năng của bạn hơn.
Bước 5. Tạo chiến dịch đơn giản
Chiến dịch phức tạp giống như việc bạn đem đến cho khách hàng của mình một cuốn tiểu thuyết triết lý, dài dòng khó hiểu. Từ đó dẫn tới người dùng có suy nghĩ ngại chia sẻ cho người khác. Vì vậy, bạn nên cố gắng tạo ra một chiến dịch lan truyền đơn giản, dễ hiểu, dễ đồng cảm.
Mục tiêu của chiến dịch quảng cáo lan truyền đa phần là nhận diện thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng với chi phí nhỏ nhất. Bạn nên truyền đạt 2 đến 3 thông điệp tiếp thị để dễ tiếp cận tới khách hàng tiềm năng của bạn.
Chiến dịch của bạn không thể phức tạp. Việc này giống như việc nếu bạn đang đem đến cho khách hàng của mình một cuốn tiểu thuyết đầy triết lý, họ sẽ không thể tiếp nhận cũng như chia sẻ nó cho người khác.
Một khi bạn đã xây dựng được lượng “khán giả” cho thương hiệu hay sản phẩm của mình thông qua chiến dịch marketing, bạn có thể cung cấp cho họ thêm thông tin khi họ trực tiếp tìm đến bạn, đừng để họ bị “bội thực” ngay từ giây phút ban đầu biết đến bạn.
Bước 6. Quảng bá chiến dịch
Việc lên kế hoạch cho chiến dịch của bạn mới chỉ là bước một. Một khi nó đã được lên kế hoạch kỹ càng, hãy tung chiến dịch ra một cách cẩn trọng và chờ đợi nó lan tỏa.
Để ra mắt chiến dịch đúng thời điểm, bạn cần bắt đầu bằng việc hiểu thật rõ khán giả của mình. Trong ngày, lúc nào là thời điểm họ lướt mạng nhiều nhất? Hoặc thời điểm nào họ thường truy cập vào các trang mạng xã hội nhiều nhất? Đây chính là thời gian tuyệt nhất để tung ra chiến dịch của mình.
Hãy chia sẻ nó trên các kênh mạng xã hội, đồng thời khuyến khích những người xem theo dõi và chia sẻ. Nếu đó thực là một video, bài viết hay, những hình ảnh làm loé lên điều gì đó trong tâm trí khán giả hay khách hàng, bạn có thể ngồi đó và theo dõi sự lan truyền của chiến dịch.
Đôi khi những chiến dịch bình thường lại đem đến hiệu ứng viral, nhưng những chiến dịch tốn rất nhiều tiền lại không thể đạt Viral. Vì vậy bạn đừng cố tấn công người dùng, khán giả của bạn quá mạnh với một chiến dịch mới.
Nếu chiến dịch của bạn có tiềm năng để lan truyền, nó sẽ tự động được lan truyền thông qua giá trị nội dung đem lại. Nếu không, dù bạn cố gắng thế nào thì chiến dịch cũng không thể đạt được thành công như kỳ vọng.
Hãy nhớ rằng, mục tiêu của chiến dịch marketing lan truyền là một mũi tên trúng hai đích. Thứ nhất chính là tăng độ tiếp xúc của thương hiệu. Thứ hai, cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng sẵn có của doanh nghiệp bằng cách đem cho họ thứ gì đó giá trị. Nếu như bạn có thể ghi nhớ 2 điều này, bạn sẽ tạo ra một chiến dịch thành công và có nhiều tiềm năng tạo ra sức lan tỏa.
Xem ngay: hướng dẫn chi tiết công thức quảng cáo Facebook với chi phí 1 Đồng