Nội dung
Là một chỉ số phân tích quan trọng trong Google Analytics, Google dựa vào chỉ số Bounce Rate để đánh giá chất lượng của website.
Ở bài viết này, Bounce Rate sẽ được phân tích chi tiết, đồng thời có những biện pháp giảm tỷ lệ Bounce Rate này xuống.
Với những người mới, đang tìm hiểu Digital Marketing thì thuật ngữ này khá xa lạ. Hiểu đơn giản, Bounce Rate là tỷ lệ thoát trang website của bạn.
Theo Google cung cấp, chỉ số thoát trang của người dùng trên website của bạn mà không có hành động view, tương tác trên website của bạn.
Người dùng ở lại website của bạn càng lâu, tương tác nhiều phiên, truy cập nhiều liên kết nội bộ thì Google hiểu đó là website tốt, Bounce rate thấp.
Ngược lại, với website khiến người dùng thoát ngay ở lần truy cập đầu tiên, thời gian ở lại trang ngắn, Google không đánh giá cao những website như vậy.
Bounce Rate là tỷ lệ phần trăm của số lần truy cập trang duy nhất, phân tích hiệu quả lưu lượng truy cập của website.
Bounce Rate= tổng truy cập thoát trong một khoảng thời gian/ Tổng số lần truy cập (entrance) trong khoảng thời gian trên
Bounce Rate là chỉ số giúp bạn đo lường chất lượng website hoặc landing page của bạn. Đồng thời, chất lượng truy cập của người dùng cũng được đánh giá qua Bounce Rate.
Nội dung tốt, tối ưu Onpage tốt sẽ đem đến Bounce Rate thấp, trang website đang được người dùng, Google đánh giá cao.
♦ Truy cập theo website trực tiếp tới phiếu khảo sát, sự kiện.
♦ Truy cập website theo đường dẫn mạng xã hội Social, thoát trang và không tìm hiểu thêm một website nào khác
♦ Sự kiện được tự động thực hiện
♦ Trùng GATC trên website
Xem ngay: dịch vụ SEO Tổng Thể chuyên nghiệp – Cam kết KPI hàng đầu Hà Nội
Nếu nội dung website không thỏa mãn được truy vấn người dùng, họ sẽ thoát ngay ra khỏi website. Bạn nên đặt câu hỏi: với hàng triệu kết quả tìm kiếm của Google, vì sao người dùng lại click vào website của bạn và ở lại website.
Vì vậy, bạn không nên tìm cách để Google đánh giá cao bạn trong khi bạn chưa làm hài lòng khách hàng của chính bạn.
Chỉ số Bounce đánh giá bạn hiểu khách hàng của bạn đến đâu.
Mỗi loại hình website sẽ có chỉ số Bounce Rate khác nhau.
Ví dụ tỷ lệ Bounce Rate của website bán hàng sẽ cao hơn website tin tức.
Bạn càng tối ưu Onpage, tối ưu liên kết nội bộ, tạo thành mạng lưới, hệ sinh thái tốt sẽ giúp người dùng ở website của bạn lâu hơn.
Mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ đem tới tỷ lệ thoát trang khác nhau.
Ví dụ: tỷ lệ Bounce Rate ở website bán máy móc sẽ cao hơn ở website bán quần áo.
Bạn tìm cách tăng lượng traffic cho website. Mặc dù có lượng traffic lớn nhưng sai nguồn, đó không phải là khách hàng tiềm năng của bạn kéo theo tỷ lệ thoát trang cao.
Giữa các thiết bị khác nhau sẽ có sự chênh lệch về tỷ lệ Bounce Rate.
♦ Tập trung sản xuất nội dung chất lượng cho website
♦ Tìm kiếm kênh truyền thông, mạng xã hội mới để liên tục có nguồn khách hàng tiềm năng mới
♦ Tạo landing Page chất lượng, cấu trúc kêu gọi hành động phù hợp
♦ Tối ưu liên kết nội bộ ( Internal Link), liên kết ngoài (extent link)
♦ Dùng virtual pageview hoặc event tracking
Xem ngay: 13+ Yếu tố tối ưu Onpage hiệu quả nhất 2020
CHÚNG TÔI PHÁT TRIỂN CÙNG VỚI THÀNH CÔNG CỦA KHÁCH HÀNG, HƯỚNG DẪN TẬN TÌNH, GIÚP ĐỠ CHU ĐÁO
Thiết kế bởi MinhDuongADS.Com